You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Chuyển đổi số mang một ý nghĩa quan trọng cho tất cả các ngành thời địa 4.0 riêng với nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp đang có nhiều cơ hội và thách thức. Vậy chuyển đổi là gì? Giải pháp nào thúc đẩy nông nghiệp chuyển đổi số trong nông nghiệp, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
 

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp chuyển đổi số là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp:

Hiện nay có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu Iot và cảm biến trên cánh đồng, máy bay không người lái, học máy và phân tích.
Iot và cảm biến cánh đồng:
Khi áp dụng công nghệ này hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận để bao quát toàn bộ cánh đồng và hệ thống sẽ tự động cung cấp nước, dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.
Ngoài ra, cảm biến thích hợp công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát cây trồng tình trạng từ xa. Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.
Máy bay không người lái trong nông nghiệp:
Máy bay không người lái ví như thiết bị bay thu nhỏ điều khiển từ xa được sử dụng nhiều mục đích khác nhau như phun thuốc BVTV, bón phân, gieo sạ và giám sát cây trồng, chiết xuất hình ảnh 3 chiều dự báo chất lượng đất, phân tích mô hình hoá cây trồng.
Học máy và phân tích:
Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai.
Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.
Liên kết chuỗi giá trị:
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số nông nghiệp cần phải liên kết các thành phần hệ sinh thái một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ  phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ  phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra.
Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm: 

  • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường

  • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường. 

Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối.

Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp:

Chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ thể hiện để ứng dụng công nghệ sản xuất, liên kết chuỗi giá trị cần thay đổi phương thức quản trị hoạt động. Đặc biệt, nhờ việc áp dụng quản trị hoạt động nông nghiệp mà các doanh nghiệp dễ dàng điều hành, tăng năng suất các bộ phận back off và tiết kiệm chí phí trong sản xuất.
Để thay đổi phương thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần:

  • Số hóa quy trình: Việc số hóa phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường liên lạc với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng. Quy trình hoạt động nông nghiệp của doanh nghiệp cũng minh bạch và hiệu quả hơn.

  • Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản trị để tối ưu hóa hoạt động. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nắm được thông tin chính, tài sản, kho; quản lý bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng…ở khắp mọi nơi. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…

  • Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích.

Cơ hội và thách thức của nông nghiệp chuyển đổi số:

Cơ hội:
Đến nay, cơ hội chuyển đổi số đang dần mở rộng và công nghệ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp thuỷ sản.

  • Đối với lĩnh vực trồng trọt: Công nghệ IoT, Big Data đã được ứng dụng thông qua phần mềm để phân tích môi trường, chủng loại và giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây theo thời gian thực.

  • Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Công nghệ IoT, sinh học, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi.

  • Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Công nghệ DND mã vạch được ứng dụng vào việc quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản. Còn công nghệ GIS và ảnh viễn thám được sử dụng để thiết kế phần mềm giám sát, phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và phần mềm phát hiện sớm, cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ sinh.

  • Đối với lĩnh vực thủy sản:

+ Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản: Công nghệ biofloc, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ nano, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
+ Ứng dụng các công nghệ trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ: Máy đo dòng chảy, thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy thu lưới vây đứng, điện thoại vệ sinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thu – thả lưới chụp, công nghệ GIS.
+ Ứng dụng công nghệ trong chế biến thủy hải sản: Công nghệ tự động hóa.

Thách thức:
Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào:
Đứt gãy chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng chi phí nguyên liệu (thức ăn, phân bón,…), chi phí sản xuất và kho vận tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận trên toàn chuối giá trị. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang trong quá trình phát triển, dễ bị tác động khi thị trường biến động
Người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm:
Yêu cầu về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm và giá trị dinh dưỡng ngày càng được người tiêu dùng đề cao.  Điều này đặt ra thách thức trong việc nghiên cứu, cải tiến sản xuất, hướng tới sự phát triển bền vững và mang đến những sản phẩm giá trị ra ngoài thị trường.
Ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhận lực thủ công:
Phần lớn hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào nhân lực thủ công khiến năng suất thấp mà tổn thất sau thu hoạch cao, dẫn tới chi phí sản xuất nông nghiệp cao, chất lượng không đồng đều làm giảm khả năng cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia vào các thị trường quốc tế.

Một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp:

Áp dụng chuyển đổi số nông nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ vào đất đai nâng cao vốn xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

  • Khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi số.

  • Đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành.

  • Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân.

  • Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn thương mại để quảng bá sản phẩm.

Giải pháp về đất đai:

  • Khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp.

  • Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Giải pháp GIS, theo dõi tính trạng đất môi trường…

  • Chính quyền địa phương tham gia vào việc liên kết, làm hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu:
Thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.

  • Thay đổi thổi thói quen ghi chép nhật lý canh tác và nhật ký chăn nuôi của nông dân trên giấy rồi số hóa trên thiết bị điện tử bằng cách tập huấn, hướng dẫn nông dân tham gia mô hình ghi nhật ký sản xuất.

  • Các cơ quan thuộc bộ cần thống kê chi tiết các dữ liệu quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của mình.

  • Cần tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, trong đó tập trung vào đất trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp, đất rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..

  • Thiết kế mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.


Có thể thấy, chuyền đổi số là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện nay để chuyển đổi thành công, ngành nông nghiệp cần có giải pháp trên nhiều phương tiện, doanh nghiệp và bà con nông dân.

Nguồn tổng hợp