You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Bệnh đạo ôn là một loại ảnh hưởng lớn đến năng suất cây lúa nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại về chất lượng nông sản cũng như kinh tế người nông dân. Do đó bà con cần kiểm tra tình trạng lúa thường xuyên và áp dụng các phương pháp phòng trừ đạo ôn tuyệt đối.

Dấu hiệu bệnh đạo ôn trên cây lúa:


Bệnh đạo ôn là loại bệnh Pyricularia grisea Sacc hay còn được gọi là Pyricularia oryzae Cav. Magnaporthe grisea (giai đoạn sinh sản hữu tính) gây ra và được ghi nhận có mặt ở hơn 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới.
Nấm Pyricularia grisea tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ, lúa chét. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa mạ… sinh trưởng phát triển quanh năm. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm, gây bệnh tùy theo giống và điều kiện thời tiết.
Biểu hiện thường gặp trên cây lúa là vết bệnh có dạng hình mắt én, tâm màu nhạt, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cháy khô lá. Ở trên cổ bông có vết màu nâu sậm hoặc đen lõm vào. Vết bệnh có thể tấn công vào mọi giai đoạn sinh trưởng và các bộ phận của cây lúa trên cổ bông, nhánh gié hoặc trên cổ đọt thân. Nếu bệnh nặng sẽ làm khô cổ bông, bông lúa bị gẫy.


 

Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn như thế nào?


Để phòng trừ bệnh đạo ôn bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
Nên luân canh cây lúa với cây trồng cạn để tiêu diệt bào tử nấm tồn tại trong tàn dư thực vật
Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch nên cày vùi rơm rạ, dọn sạch tàn dư, cỏ dại đem ra khỏi ruộng
Trước khi gieo sạ cần xứ lý hạt giống, chọn giống ít nhiễm bệnh, mật độ gieo sạ phải vừa phải
Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và sau trổ.
Nếu thấy ruộng bị bệnh mà thời tiết đang thuận lợi cho bệnh phát triển thì ngưng bón đạm, không để ruộng khô nước, và tiến hành phun thuốc phòng bệnh kịp thời.

Lúa bệnh đạo ôn cần xử lý rao sao?


Lúa bệnh đạo ôn bắt đầu phát triển trên đồng ruộng nông dân cần ngưng sử dụng phân đạm, phân bón qua lá sau đó sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật được các chuyên gia khuyến khích nên dùng. Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, nếu ruộng lúa bị bênh nặng cần phun nhắc lại 2 đến 3 lần sau 3-5 ngày.
Đối với những ruộng lúa bị bệnh đạo ôn lá cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước sau khi lúa trổ 5 -7 ngày nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân, phun vào lúc chiều mát tránh ảnh hưởng quá trình phơi màu của lúa.

Phương pháp phòng trừ đạo ôn bằng máy bay phun thuốc không người lái:

Thời gian qua, việc áp dụng máy bay phun thuốc không người lái trên cây lúa đã không còn xa lạ với người nông dân, kết quả cho thấy sự vượt trội trong việc phòng chống sâu bệnh trong đó có bệnh đạo ôn, đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực so với phương pháp truyền thống.



Máy bay phun thuốc sẽ giúp nông dân chủ động hoàn toàn về thời gian phòng trừ dịch đạo ôn, không phụ thuộc vào nguồn nhân lực, thời gian phun. Cùng hệ thống bơm và công nghệ phun dạng sương mù giúp các hạt thuốc tiếp xúc được từ lá, thân, bẹ lá đến gốc cây lúa, đảm bảo khả nặng phòng trừ đạo ôn tuyệt đối.
Từ những hiệu quả thực tế đạt được, sự tin tưởng của bà con nông dân tăng cao về các ứng dụng công nghệ vào trong nông nghiệp, phòng trừ các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Như vậy, những nội dung hữu ích Drone Sông Hồng chia sẻ đến với bà con bệnh đạo ôn trên cây lúa, cách phòng và trị. Nếu bà còn cần dịch vụ máy bay phun thuốc trừ sâu xin vui lòng liên hệ qua 0983430798 Trưởng phòng dịch vụ để được tư vấn cụ thể hơn.