Mối đe doạ của bệnh cháy bìa lá trên cây lúa:
Nông dân đã từ lâu phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh hại trên cây lúa, đặc biệt bệnh cháy lá một căn bệnh tàn phá ảnh hưởng đến mùa màn. Bệnh này do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến lá và túi của cây lúa, dẫn đến giảm năng suất đáng kể.
Bệnh cháy lá lúa thường sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ từ 26 độ đến 30 độ C, độ ẩm không khí cao đến 90% trở lên. Nếu như không khí xuống thấp chốt lá sẽ bị khô và xoăn lại thì đây là do bệnh sinh lý, khi nhiệt độ tăng lên cây lúa sẽ trở lại bình thường.
Triệu chứng của bệnh cháy bìa lá lúa:
Phát hiện bệnh cháy bìa lá lúa ở giai đoạn đầu rất quan trọng để quản lý hiệu quả. Dưới đây là những triệu chứng chính cần chú ý:
- Lá héo và khô: Lá bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu và héo, thường bắt đầu từ ngọn và lan dần xuống gốc.
- Vết thương ngấm nước: Xuất hiện các vết thương nhỏ ngấm nước trên phiến lá và túi lá, có vòng halo màu vàng xung quanh.
- Thay đổi màu sắc và hoại tử: Khi căn bệnh tiến triển, các vết thương chuyển sang màu nâu đen và trở nên hoại tử, gây chết mô.
- Dịch vi khuẩn: Một đặc điểm đặc trưng của bệnh cháy bìa lá lúa là sự xuất hiện của dịch vi khuẩn nhờn màu hổ phách, chảy ra từ các mô bị nhiễm.
- Cháy bông: Ở giai đoạn tiến triển cao, vi khuẩn có thể tấn công bông, gây ra hiện tượng bông cháy một phần hoặc hoàn toàn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh cháy bìa lá lúa:
Phòng ngừa tốt hơn chữa trị đối mặt với cháy bìa lá lúa, nông dân cần áp dụng các biện pháp chủ động giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, tác động của nó với cánh đồng lúa.
Luân canh và vệ sinh cánh đồng: Giúp phá vỡ chu kỳ sống của vi khuẩn và làm giảm khả năng lây nhiễm. Đồng thời thực hiện vệ sinh cánh đồng cũng là một biện pháp loại bỏ các cây, lá, rễ có thể chứa vi khuẩn bệnh bị loại bỏ, đều này giúp hạn chế sự lây nhiễm của bệnh cháy bìa lá trên cánh đồng.
Quản lý nguồn nước: Bà con cần cung cấp đủ nước nhưng đồng thời tránh tình trạng thừa ẩm, đặc biệt những vùng có độ ẩm cao. Ngoài ra, tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ ánh sáng mặt trời cách giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường đề kháng cho cây.
Sử dụng phân bón hợp lý: Việc sử dụng phân bón hợp lý cũng là yếu tố trong việc tăng cường sức đề kháng của cây trước bệnh chạy bìa lá lúa, đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Có thể giúp nông dân kiểm soát sự lây lan của cháy bìa lá lúa, tuy nhiên bà con cần lựa chọn loại thuốc phù hợp theo ý kiến của các chuyên gia và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đảm bảo hiệu quả và tránh gây ô nhiễm môi trường, thiên địch có lợi cho cây lúa.
Giải pháp phun thuốc bằng máy bay điều khiển từ xa trong nông nghiệp:
Phun thuốc trừ sâu là một công việc khá vất vả, nặng nhọc, tốn sức người và phải tiếp xúc với thuốc BVTV. Bên cạnh đó, nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng khan hiếm do sự chuyển đổi lao động qua ngành nghề khác. Dẫn đến việc trì truệ, thời gian phun thuốc lâu phòng trừ sâu bệnh không hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề trên, máy bay phun thuốc trừ sâu sẽ là giải pháp tối ưu cho nông dân. Thay vì tốn nhiều thời gian bằng phương pháp thủ công hoành thành công việc nhanh chóng , chỉ vài phút/1hecta gấp 20 nhân công phun thuê truyền thống.
Hiện tại, dịch vụ máy bay phun thuốc đang được mở rộng hỗ trợ bà con nông dân trên khắp các tỉnh. Tiêu biểu Drone Sông Hồng một trong những đơn vị uy tín hiện nay lập trạm dịch vụ, chuyên sâu các kỹ thuật thuốc và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Hỗ trợ nông dân các biện pháp phòng ngừa bệnh và giảm thiểu tác động, bảo vệ cánh đồng lúa, nguồn cung cấp lương thực cho đất nước.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 098 564 92 19