You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Mía là loại cây dễ trồng nhưng nếu không phòng trừ sâu bệnh tốt sẽ giảm sự phát triển và năng suất thu hoạch. Vì vậy, nông dân cần nắm vững các đặc điểm kiến thức sâu bệnh hại mía và biện pháp phòng trừ phù hợp.

Một số loại sâu bệnh hại mía:
 

Cây mía thường đối mặt với một số loại sâu bệnh sau đây:
1.Rệp sáp hại mía:
Rệp sáp thuộc nhóm những sâu bệnh hại mía phổ biến và chúng thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 – 7 trong năm.
Rệp non thường tập trung ở đốt mía phía bên trong bẹ lá, chúng chích hút chất dinh dưỡng từ cây mía. Rệp tiết ra chất ngọt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh muội và hỗ trợ cho các loại kiến ăn mật cộng sinh với rệp, giúp chúng lan truyền. Loại rệp này tiết ra chất ngọt nên sẽ tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán.


2.Sâu đục thân:
Sâu đục thân mía với hai loại chính là sâu đục thân chấm đen và sâu đục thân mình hồng, mang đến những vấn đề đáng lo ngại cho cây mía. Sâu đục thân chấm đen có màu vàng sáng, với 4 chấm đen trên lưng mỗi đốt.
 Khi trở thành trùng, chúng trở thành bướm màu vàng nâu, có chấm đen trên cánh và cánh dưới màu trắng. Sâu này đẻ trứng ở phía dưới lá thành hai hàng chồng lên nhau. Sau khoảng 2 tuần, sâu nở và có thể chui xuống bẹ lá hoặc làm nhộng trong thân cây mía.
Sâu đục thân thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn đầu của việc mía mới được 1-2 lóng. Cây mía bị tấn công có thể bị heo ngọn, gãy ngang thân cây hoặc không phát triển đúng cách. Gãy ngọn mía có thể dẫn đến sự phát triển không đồng đều, gây giảm năng suất.


3.Bọ trĩ hại mía:
Bọ trĩ là một trong những loại sâu bệnh hại mía nguy hiểm mà bà con cần đặc biệt chú ý, chúng thường xuyên ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá mía bị hại nặng sẽ có màu đỏ hoặc vàng, không xòe ra được rồi sẽ bị chết khô.
Thời kỳ khô hạn thường là lúc bọ trĩ phát sinh mạnh mẽ và gây hại nặng, vì khô hạn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây mía. Sự chậm trễ trong việc lan tỏa lá ngọn càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và gây hại của bọ trĩ.
Các bệnh hại trên cây mía:
1.Bệnh than:
Đây là loại bệnh hại rất hay gặp trên mía, cây mắc phải bệnh này sẽ bị giảm năng suất. Bệnh than thường gặp ở hầu hết các vùng trồng mía.Tác động của bệnh than có thể khiến cây mía trở nên còi cọc, biến dạng từ ngọn đâm roi dài đến hàng mét, uốn cong xuống và bị bọc bởi một lớp màng mỏng trắng.
2.Bệnh thối đỏ hại mía:
Bệnh thối đỏ hay còn gọi là bệnh rượu ở cây mía, thường xuất hiện với những biểu hiện rõ ràng. Cây mía nhiễm bệnh thường chuyển sang màu đỏ, có các vết ngang màu trắng và phát ra mùi rượu đặc trưng. Những vết màu đỏ này thường tạo ra hình thể lốm đốm trên mô cây, cùng với biến màu trên vỏ, đặc biệt ở đốt và lóng.

Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mía hiệu quả nhất:
 

Chọn giống mía có khả năng kháng bệnh tốt.
Chọn đất kỹ lưỡng đảm bảo độ dốc dưới 100 độ, đất được làm sạch cỏ dại và tàn dư thuốc BVTV, nếu có ổ trứng phải tiêu huỷ.
Bón phân đầy đủ, phù hợp theo điều kiện khí hậu của từng vùng.
Chủ động kiểm tra và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi phát hiện bệnh.
Với những cây mía bệnh nặng, nên chặt bỏ và thu gom ra khỏi vườn ruộng, sau đó tiêu hủy để tránh sự lây lan ra các cây khác. 

 

Áp dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại mía:
 

Để việc phun thuốc trừ sâu bệnh hại mía thực hiện hiệu quả và dễ dàng hơn, giờ đây giải pháp sử dụng máy bay nông nghiệp được nông dân áp dụng rất nhiều trên cây trồng.
Với máy bay nông nghiệp nông dân có thể kiểm soát tình hình sâu bệnh, rút ngắn thời gian phun hiệu quả ngay từ lần đầu phun, tiết kiệm 30% lượng thuốc BVTV, hơn nữa còn phun được trên nhiều loại cây trồng.
Ngoài ra, với khả năng vận hành tối ưu và chính xác, máy bay nông nghiệp giúp phun thuốc đồng đều nhờ công nghệ phun ly tâm đến từng ngóc ngách của cây trồng như thân, lá, gốc.

Qua bài viết sau, nếu bà con nông dân đang quan tâm và muốn trải nghiệp dịch vụ máy bay phun thuốc xin vui lòng liên hệ qua Hotline 098 564 92 19
Website: 
http://dronesonghong.vn/
Youtube: 
https://www.youtube.com/channel/UCz-g...