You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Sắn một loại cây trồng dễ dàng sinh sống và thích nghi thời tiết nhiệt đới nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế nông dân thương trồng theo hướng tự nhiên, thiếu các biện pháp cần thiết. Vì vậy, trong nội dung sau đây Drone Sông Hồng chia sẻ bí quyết chăm sóc sắn đúng kỹ thuật, đem lại hiệu quả cao nhất.

Bí quyết chăm sóc cây sắn:


Làm đất: Bước đầu tiên trong kỹ thuật trồng sắn nông dân cần làm đất. Trong đó, công đoạn làm đất sẽ bao gồm những công việc chính đó là cày bừa, làm phẳng mặt ruộng và lên luống cho phù hợp với địa hình trồng sắn.
Đặc biệt, để sắn có thể phát triển và cho năng suất tốt, chúng ta cần làm cho đất đạt độ tơi xốp tốt nhất. Đất tơi xốp giúp cho phần rễ, củ của sắn có được không gian phát triển dễ dàng. Trước khi vào vụ mùa, ta cần bừa đất hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. 
Làm sạch cỏ: Trước mỗi vụ mùa trồng sắn, mọi người cần làm sạch các loại cỏ dại, loại bỏ hoàn toàn tàn dư thực vật như rễ, thân cây từ vụ mùa trước để lại. Trong đó, việc dọn sạch cỏ dại cần được làm một cách triệt để, tránh việc chúng phát triển và gây hại cho ruộng sắn.
Tất nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn các loại cỏ dại không phải việc đơn giản. Nếu chỉ cắt phần thân trên, rễ cỏ vẫn hoàn toàn có thể phải triển trở lại nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên dọn cỏ khi đất mềm, ẩm ướt bởi khi đó, việc dọn sạch cả thân và rễ cỏ sẽ trở nên đơn giản hơn.
Trồng sắn phù hợp với địa hình: Khi đã có được nguồn giống tốt cũng như làm đất xong, chúng ta sẽ bắt tay vào việc trồng sắn. Trong quá trình trồng sắn, mọi người cần chú ý những kỹ thuật sau:
Trồng hom sắn theo hướng nằm ngang trên diện tích đất trồng. Nếu ở khu vực có lượng mưa ít, chúng ta chỉ cần làm phẳng mặt đất tương đối, tuy nhiên, nếu nằm trong khu vực mưa nhiều, các bạn nên đánh luống để giúp nước thoát dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nếu trồng sắn vào mùa mưa, độ ẩm đất cao, thường xuyên ngập nước, mọi người nên trồng hom sắn theo hướng nghiêng hoặc thẳng đứng. Điều này sẽ giúp cây giống không bị ngập úng và chết.
Đặc biệt, đối với các mô hình canh tác sắn lâu dài, mọi người cần trồng xen kẽ thêm một số loài cây họ đậu, chẳng hạn: đậu xanh, đậu đen hoặc lạc. Những loại cây này mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như chống xói mòn. Bên cạnh đó, việc trồng các loại cây này còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trồng, một điều cực kỳ quan trọng cho đất canh tác.

Cách bón phân cho cây sắn đạt năng suất cao:
 

Sắn một loại cây lương thực chính vì thế, chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển và cho củ. Vì vậy, bón phân đúng cách sẽ là yếu tố không thể thiếu nếu mọi người muốn trồng sắn đạt năng suất cao.
Đầu tiên, nông dân cần bón lót đây là công việc cần thực hiện ngay sau khi làm đất xong và trước thời gian gieo trồng ít nhất một tuần. Để bón lót, mọi người nên dùng loại phân hữu cơ và liều lượng chuẩn cho mỗi 1000 mét vuông trồng sắn sẽ là khoảng 50 cho tới 70 Kg. Bón lót bằng các loại phân hữu cơ sẽ giúp đất trồng màu mỡ hơn, có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Bón thúc đợt 1: Vào 1 tháng khi trồng hom sắn, loại phân nên dùng NPK với khối lượng tiêu chuẩn là 20 – 30 kg trên diện tích tầm 1000 mét vuông.
Bón thúc đợt 2: Vào khoảng 2 tháng sau ngày trồng, lần bón này nông dân sử dụng phân NPK khối lượng tiêu chuẩn là 20 – 30 chia đều 1000 mét vuông diện tích cây trồng.
Trong quá trình chăm bón cho sắn, mọi người cần chú ý không nên bón phân vào thời điểm nắng gắt, mưa to hoặc khi đất quá khô. Thay vào đó, ta nên lựa chọn thời điểm bón phân khi đất trồng có độ ẩm vừa phải, thời tiết mát mẻ.


Cách phòng trừ bệnh trên cây sắn:

 

Khi trồng sắn, nông dân cần chú ý giai đoạn phòng trừ sâu bệnh, sau đây là một số loại sâu bệnh tiêu biểu trên cây sắn.
Nhện đỏ:
Nhện thường bắt đầu phát sinh gây hại ở mặt dưới của những lá già, gần sát gốc, sau chuyển dần lên các lá phía ngọn. Khi nhện tích lũy mật số cao sẽ gây hại cả hai bề mặt của lá, thậm chí cả thân cây phần ngọn non, chích hút nhựa, tạo những vệt chạy dọc theo gân lá, lúc đầu có màu vàng sau chuyển nâu, khô và rụng đi, nếu thân cây bị nhện chích ngọn sẽ teo lại, cây sinh trưởng phát triển kém.
Cách phòng trừ:
Không để ruộng bị khô hạn, tưới nước đầy đủ và thường xuyên bằng hệ thống tưới phun bằng béc cố định hoặc bằng dây phun để khống chế sự phát sinh và phá hại của nhện.
Khi nhện phát sinh gây hại với mật số cao, có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học như: Dầu khoáng, Propargite (Comite 73EC, Saromite 57 EC, Superrex 73 EC,..), Fenpyroximate (Ortus 5SC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Redmine 500SC...) ... Tuy nhiên, khi sử dụng thường xuyên thuốc hóa học sẽ làm cho nhện đỏ phát sinh nhiều hơn do hầu hết các thuốc hóa học không trừ được trứng nhện, và thuốc hóa học diệt cả thiên địch trên đồng ruộng, làm nhện tiếp tục nở ra và tái nhiễm trở lại liên tục. Cần chú ý luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau, tránh hiện tượng kháng thuốc.

Rệp sáp:
Triệu chứng gây hại của rệp sáp: Rệp sáp bột hồng tấn công đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn. Trên lá, rệp bám ở mặt sau lá, gây hại làm các lá sắn bị xoăn, biến vàng. 
Cách phòng trừ:
Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng, mật số thiên địch trên đồng ruộng thấp thì phải tổ chức phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30 mét bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam, Imidacloprid, Nitenpiram; Dinotefuran.

Bệnh lỡ cổ rễ, thối củ:
Bệnh phát sinh gây hại nặng trên những vùng thâm canh, trồng sắn liên tục trong thời gian dài, nguồn bệnh tích lũy nhiều trong đất, chưa thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch chủ yếu chỉ cày vùi tàn dư vào đất, bón nhiều phân hóa học, không sử dụng phân hữu cơ vi sinh do đó làm đất nghèo dinh dưỡng; hoặc trồng trên đất thấp, tiêu thoát nước kém, ẩm độ đất cao làm củ bị thối, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng củ.
Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở vị trí cổ rễ phần tiếp giáp với mặt đất, sau đó lan rộng bao hết chu vi cổ rễ làm gốc thân teo thắt, nứt, chảy nhựa màu nâu đen, ướt và thối mục. 
Cách phòng trừ:
Khi bệnh xuất hiện trên ruộng với triệu chứng vàng lá, héo rũ và gốc thân gần cổ rễ có vết lõm màu nâu ướt, tiến hành phun thuốc trừ bệnh.
Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 7 ngày,
Lần 1: Cuprous oxid + Dimethomorph
Lần 2: Chlorothalonil + Cymoxanil + Phosphonate
Lần 3: Mancozeb + Dimethomorph + Fosetyl aluminium.
- Chú ý không phối hợp thuốc trừ bệnh với chất kích thích sinh trưởng hoặc với thuốc trừ cỏ, phân bón lá.
- Những cây bị bệnh nặng cần phải nhổ bỏ, nhặt hết phần rễ, củ bị thối đem ra khỏi ruộng tiêu hủy và tiến hành rãi vôi tại vị trí cây bệnh.

Ứng dụng máy bay nông nghiệp vào phòng trừ sâu bệnh trên cây sắn:

Sử dụng máy bay nông nghiệp phun thuốc mang nhiều lợi ích cho trồng trọt, do đó nhu cầu thuê dịch vụ drone phun thuốc ngày càng tăng với tính hiệu quả cao, chính xác và an toàn. Thay vì dùng tay để phun cho từng cây trồng với việc sử dụng dịch vụ máy bay phun thuốc cho một diện tích rộng lớn, hiệu suất nhanh chóng hơn. Giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm nhanh công lao động.
Ngoài ra, máy bay phun thuốc giúp phân bổ đều trên toàn bộ diện tích và đến được các vùng khó tiếp cận , giúp hiệu quả phun thuốc tăng lên đáng kể. Điều này giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sâu bệnh giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Nhờ vào công nghệ hiện đại cho máy bay phun thuốc một cách chính xác, không bị rơi lãng phí thuốc mặt đất và nước. Nông dân cũng không tiếp xúc với các hoá chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ, công nghệ phun thuốc cho cây hoàn toàn tự động.
Điểm nổi bật, máy bay phun thuốc còn tiết kiệm thời gian, làm việc cả ngày lẫn đêm điều này giúp nông dân dễ dàng quản lý, bảo vệ cây trồng, hiệu quả hơn.

Với những chia sẻ trên mong bà con nông dân nắm vững được những kinh nghiệm bí quyết chăm sóc và phòng trừ bệnh trên cây sắn gia tăng năng suất, mùa vụ sau thu hoạch. Nếu  bà con nông dân cần thuê dịch vụ máy bay phun thuốc xin vui lòng liên hệ qua Hotline 098 564 92 19.