You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp và tác động đáng kể đến bảo vệ môi trường và khí hậu.
Cùng Drone Sông Hồng tìm hiểu qua bài viết sau đây về tầm quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp và hướng đi phát triển trong tương lai.

Hệ sinh thái nông nghiệp là gì?
 

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo, nhưng được xác lập ở điều kiện tự nhiên nên không có ranh giới rõ ràng. Cách để phân biệt giữa chúng là sự tác động của con người, có nghĩa là con người tác động lên hệ sinh thái thiên nhiên để nhằm thay đổi tự nhiên để chuyển biến theo mục đích của con người.
Nếu các hệ sinh thái tự nhiên có nguồn năng lượng thì hệ sinh thái nông nghiệp lại sử dụng năng lượng được cung cấp từ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,… Nguồn vật chất bổ sung này chính là một trong những yếu tố để tăng thêm tính ổn định của hệ sinh thái.

Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp:
 

Hệ sinh sinh thái đóng vai trò trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng khi tạo ra các sản phẩm nông nghiệp như nhiên liệu sinh học, dược phẩm, sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm khác.
Ngoài ra, hệ sinh thái có vai trò phát triển kinh tế và xã hội tạo ra môi trường hàng triệu người và cung cấp thu nhập cho các nông dân, các nhà sản xuất nông nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và phát triển xã hội của các quốc gia.

 

Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nước và đất, gây ra thiệt hại cho động vật và thực vật. Sử dụng nước quá mức trong sản xuất nông nghiệp cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước cho các khu vực khác.
Vì vậy, việc quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững. Quản lý và bảo vệ hệ sinh thái luôn đòi hỏi họp tác giữa các bên liên quan các nhà sản xuất nông nghiệp, nhà nghiên cứu và công đồng.

Mối quan hệ của các hệ sinh thái nông nghiệp:
 

Mỗi thành phần trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ kết nối với nhau, tương tác tạo ra một hệ sinh thái kết nối bền vững. Sau đây là một số mối quan hệ thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp:
Mối quan hệ giữa thực vật và vi sinh vật: Vi sinh vật là những tác nhân có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thực vật. Các vi khuẩn có thể giúp thực vật hấp thụ dinh dưỡng từ đất và cải thiện cấu trúc đất. Đặc biết quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp sinh học, nơi tương tác giữa các sinh vật thực vật được đánh giá cao.
Mối quan hệ giữa động vật và vi sinh vật: Động vật trong hệ sinh thái nông nghiệp cũng có mối quan hệ quan trọng với môi trường. Chúng có thể giúp kiểm soát các loài côn trùng và giúp phân hủy các chất thải hữu cơ. Tuy nhiên, nếu lượng động vật quá lớn, chúng có thể gây ra ô nhiễm nước và đất, và gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên.
Mối quan hệ giữa các loài côn trùng cùng cấp độ: Trong hệ sinh thái nông nghiệp, các loài thực vật hoặc động vật cùng cấp độ (cùng ở một vị trí trong chuỗi thức ăn) có thể cạnh tranh với nhau để giành lấy tài nguyên như ánh sáng, nước, dinh dưỡng và không gian sống. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong hệ sinh thái.

 

Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững:
 

Trong bối cảnh môi trường sinh thái bị ô nhiễm và sự suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra trên nhiều nước. Sự hình thành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững là một khái niệm hết sức mới mẻ trong nông nghiệp hiện nay. Mô hình này là cách canh tác mô hình có chọn lọc dựa trên những kinh nghiệm trồng trọt truyền thống kèm theo những căn cứ khoa học nổ lực đưa con người hoà hợp với hệ sinh thái đảm bảo nguồn cung ứng lượng thực.
Ưu điểm nổi bật để phát triển mô hình này là bảo vệ môi trường và giữ gìn sự đa dạng sinh học, căn bằng hệ sinh thái tự nhiên. Đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp bền vững là tôn trọng động vật hoang dã, không tạo ra chất thải gây ô nhiễm, bảo vệ các loài vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng.

 

Ứng dụng máy bay phun thuốc giảm tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp:
 

Ứng dụng máy bay phun thuốc thay thế phương pháp truyền thống giúp tiết kiệm chi phí, giảm dư lượng thuốc BVTV, phân bón giảm ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp. Đồng thời giảm thiểu các chất hoá học ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trong quá trình phun thuốc, bón phân.

Ngoài ra, máy bay phun thuốc còn giảm thiểu các thiết bị máy móc trồng trọt xâm nhập vào các vùng trồng trọt khi được vận hành điều khiển trên không, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường đất, thiên địch có lợi cho cây.

Máy bay phun thuốc còn được trang bị công nghệ cảm biến, máy ảnh, hệ thống thông tin địa lý cho phép drone theo dõi từ trên cao và dấu hiệu sâu bệnh trên cây trồng phòng ngừa một cách kịp thời, giảm thiểu thiệt hại năng suất cây trồng.