Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa giai đoạn đẻ nhánh:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Cây lúa để đạt năng suất bình quân 8 tấn/ha, cần lấy đi trong đất mỗi ha số lượng chất dinh dưỡng: 145kg N, 60kg P2O5, 150kg K2O, 250kg SiO2, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 2kg Fe, 200g Zn, 150g Bo và 150g Cu…
Đối với thời kỳ lúa đẻ nhánh cây lúa hút 3/4 số lượng dinh dưỡng cả vụ. Yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của thời kỳ này là Đạm (N), sau đó đến Kali (K2O) và Lân (P2O5hh), các nguyên tố trung vi lượng như Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic, Đồng, Sắt, Kẽm....
Tuy nhiên, việc bón phân cho cây lúa bà con nông dân cần điều chỉnh tuỳ thuộc vào mùa, điều kiện tại địa phương, loại đất và giống cây lúa nhận đủ dinh dưỡng cần thiết và phát triển mạnh mẻ.
Lựa chọn phân bón phù hợp cho cây lúa giai đoạn đẻ nhánh:
Để cây lúa đẻ nhánh tốt, thân mập, rễ cứng cáp, giảm thiểu được sâu bệnh tấn công, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, phát triển khoẻ mạnh trước những biến đổi thời tiết, đảm bảo được chất lượng nông sản… Nông dân nên chọn các loại phân bón phù hợp thúc đẩy hàm lượng đạm, lân, kali và trung vi lượng có các công thức như: NPK 12.5.10+TE; NPK 12.3.10+TE; NPK 18.4.20+TE; NPK 12.1.10+TE.. (Loại NPK có hàm lượng đạm cao, lân thấp, kali trung bình hoặc cao).
Cách bón phân NPK cho lúa thời kỳ lúa đẻ nhánh
+ Ðối với lúa cấy: Bón thúc ngay khi lúa ra lá mới (lá nõn dong) hoặc lúa bén rễ hồi xanh (ra rễ trắng) thì tiến hành bón: Lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lúa thuần từ 10-15kg/sào (360m2); đối với lúa lai tạp giao: 12-18kg/sào.
+ Ðối với lúa gieo thẳng: Bón khi cây lúa có 3,5-4 lá. Lượng bón từ 12-20kg tùy theo hàm lượng phân và tùy theo từng giống và điều kiện thổ nhưỡng có thể kế hợp giặm tỉa, điều chỉnh mật độ để tiến hành bón thúc.
Lưu ý khi bón phân thúc đẻ nhánh cho lúa
- Ðể phân bón phát huy hiệu lực nhanh, luôn giữ mực nước nông thường xuyên (2 - 3cm) không để ruộng khô hạn, tốt nhất nên bón phân về buổi chiều tạnh ráo, không để phân dính lên lá.
- Tuyệt đối không bón lai rai hoặc bón thêm đạm sẽ làm cho lúa đẻ nhánh kéo dài, sâu bệnh gây hại bùng phát, năng suất mùa màng giảm sút.
- Xem dự báo thời tiết để bón phân cho lúa: Hạn chế bón phân nếu nhiệt < 17 độ C trong vòng nhiều ngày, tuyệt đối không bón phân khi nhiệt độ dưới 13 độ C.
- Sau cấy nếu lúa bị vàng lá do bộ rễ chưa hồi phục hẳn, bà con có thể phun phân bón lá hoặc bón phân vi lượng kết hợp làm cỏ xục bùn.
Sử dụng máy bay nông nghiệp bón phân cho cây lúa:
Máy bay nông nghiệp bón phân cho cây lúa là một biện pháp hiệu quả hiện nay, thay thế các phương pháp thủ công, việc sử dụng Drone nông nghiệp bón phân cho cây lúa trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và công sức người nông dân.
Với hệ thống rải của máy bay nông nghiệp các hạt phân được phân tán đồng đều trên cây trồng, cải thiện khả năng làm việc. Ngay cả trên điạ hình bằng phẳng và phức tạp như đồi núi việc sử dụng máy móc rất khó khăn, thiếu hụt nhân công, drone nông nghiệp sẽ là bài toán giải quyết cho bà con và chăm sóc cây trồng hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của máy bay nông nghiệp như là một công cụ hỗ trợ nông dân khổng chỉ bón phân, phun thuốc, gieo sạ mà còn cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả công việc và thúc đẩy sự phát triển cơ giới hoá nông nghiệp Việt Nam.