Bệnh khô vằn hại lúa là gì?
Bệnh khô vằn hay còn gọi là bệnh đốm vằn có tên khoa học là Rhizoctonia Solani Palo được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản (1910) và lan rộng dần đến các quốc gia nông nghiệp trồng lúa khác ở châu Á cùng các châu lục khác. Đây là một loại bệnh nấm do Rhizoctonia solani gây ra, tấn công vào các phần của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ bông.
Triệu chứng của bệnh khô vằn:
Khi phát sinh bệnh các ở bẹ lá lúc đầu sẽ phát sinh các nhóm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi. Đối với vết bệnh cổ bông thường lá vết kéo dài quanh cổ bông hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh khô vằn ở lúa do sự tác động Rhizoctonia solani gây nên. Loài nấm thường sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao trung bình từ 24 độ C đến 32 độ C. Đặc biệt, bệnh khô vằn thường xảy ra ở giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đồng và trổ, chín sáp dễ bị nhiễm nặng nhất.
Các hạch nấm vị trí khô vằn rơi xuống nước lây lan cây lúa xung quanh hoặc nằm dưới đất bám vào trong rơm rạ, cỏ, tàn dư của thực vật… Vào mùa mưa mật độ bệnh sẽ lây lan nhanh.
Ngoài ra, sự phát triển của bệnh sẽ liên quan đến nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón. Nếu bón phân thừa đạm bón không cân đối NPK cùng với cấy mật độ cao cũng góp phần tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Cách phòng trừ bệnh khô vằn:
Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu sạch tàn dư thực vật từ vụ trước. Làm đất và ngâm nước ruộng để tiêu diệt trừ nguồn bệnh trong đất.
Xử lý và loại bỏ các hạt giống kém chất lượng trước khi ngâm ủ hoặc gieo trồng.
Gieo trồng đúng thời vụ, không gieo sai thời vụ hoặc mật độ quá cao.
Vào giai đoạn cây sinh trưởng bón phân NPK vừa đủ, bón phân hữu cơ và vô cơ để cây đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với phân đạm cần bón tập trung không bón lai rai.
Biện pháp hoá học:
Nên sử dụng thuốc đặc trị bệnh khô vằn trên lúa sau khi phát hiện lúa bị nhiễm bệnh, tùy theo mức độ bệnh mà có cách sử dụng thuộc hợp lý, tránh dùng quá nhiều, chỉ phun khi mới xuất hiện, phun tập trung khoanh vùng các ổ bệnh.
Biện pháp nâng cao áp dụng công nghệ thông minh:
Máy bay nông nghiệp đã không còn quá xa lạ với nông dân nó đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắt lực phòng trừ sâu bệnh hại. Với khả năng phun thuốc toàn bộ trên đồng lúa dập dịch nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt chỉ trong vài giờ.
Khi sử dụng máy bay nông nghiệp phòng bệnh khô văn chúng ta cần tuân thủ đúng quy định liên quan sử dụng thuốc. Đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái xung quanh, thiên địch có lợi cho cây lúa. Giúp cho những cánh đồng của bà con được an toàn và gia tăng năng suất.
Trên đây là toàn bộ thông tin được tồng hợp về bệnh khô vằn hại lúa và cách phòng trừ hiệu quả. Mong rằng từ đây nông dân sẽ có thêm kiến thức để canh tác và sản xuất được mùa màn bội thu. Nếu bà con cần thuê dịch vụ máy bay phun thuốc xin vui lòng liên hệ Drone Sông Hồng qua hotline 098 564 92 19